Bệnh ung thư dạ dày là gì? Ung thư dạ dày có nguy hiểm không?

 Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ác tính phổ biến hiện nay bởi lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống thiếu khoa học. Ung thư dạ dày thường gặp ở cả hai giới. Theo Globocan 2018, ở Việt Nam đã có thêm 17.527 ca mắc mới và 15.065 người tử vong vì bệnh này. Ung thư đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa, đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp và chiếm 10,5% trong các loại ung thư, nhưng một điều đáng tiếc là ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Nhưng tại vì triệu chứng ung thư trong giai đoạn đầu rất mơ hồ và không đặc hiệu khiến cho người bệnh dễ nhầm lẫn và chỉ được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối khi mà đã di căn và có tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, việc nhận biết được các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày và nên tầm soát sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện ung thư ngay từ sớm, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả, tăng cơ hội sống khỏe cho người bệnh. 

Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng xảy ra khi các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát và dẫn đến hình thành các khối u, có khả năng gây hại nếu không điều trị. Khi bệnh tiến triển nặng, các khối u ác tính có thể sẽ lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác qua hệ thống bạch huyết, gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe, thậm chí là tử vong. Bệnh ung thư là một trong các bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, nó còn đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Á, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 ở nam giới và thứ 4 ở nữ giới, đặc biệt thường gặp ở những người từ 55 tuổi trở lên.

ung-thư-dạ-dày-là-gì
ung-thư-dạ-dày-là-gì

Ung thư dạ dày có nguy hiểm không?

Ung thư dạ dày là một căn bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Nhưng vì các dấu hiệu sớm thường khá mơ hồ, không đặc hiệu nên dễ dàng bị bỏ qua, vì vậy việc phát hiện sớm bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Do đó, nếu phát hiện sớm các triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán sớm. Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cũng nên thường xuyên tầm soát ung thư để có thể phát hiện bệnh sớm.

 Ung thư dạ dày nguyên nhân từ đâu?

Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh ung thư dạ dày có thể kể đến như:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP): Đây là tác nhân gây ung thư hàng đầu, vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý. Các nghiên cứu đã cho thấy 35-89% bệnh nhân ung thư có liên quan tới vi khuẩn HP. Đặc biệt, HP type I nguy cơ gây ung thư hơn type khác khoảng 5-6 lần. Cơ chế bệnh sinh của HP gây ung thư hiện nay vẫn chưa hoàn toàn được biết rõ. Nhưng người ta thấy rằng viêm dạ dày mạn tính do vi khuẩn HP sẽ dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày, dị sản ruột, loạn sản ở niêm mạc dạ dày và cuối cùng là dẫn đến ung thư. Những cộng đồng có tỷ lệ nhiễm khuẩn HP cao thì tỉ lệ mắc ung thư cũng cao, những người được điều trị diệt triệt để vi khuẩn HP thì tỉ lệ ung thư giảm.

Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ khá lớn bệnh nhân mắc ung thư dạ dày không có liên quan tới nhiễm khuẩn HP. Một số nước như Ấn Độ, Nam Phi, tỉ lệ nhiễm khuẩn HP rất cao nhưng tỉ lệ ung thư lại rất thấp.

  • Các tổn thương tiền ung thư như teo niêm mạc dạ dày; tế bào niêm mạc dạ dày bị biến đổi hình thái giống như tế bào ở ruột và đại tràng (chuyển sản ruột); tế bào niêm mạc dạ dày bị biến đổi cấu trúc và thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể (nghịch sản), loét dạ dày gây viêm loét dạ dày mãn tính nhưng không được điều trị triệt để.
  • Những người thừa cân hoặc béo phì: Người béo phì dễ mắc ung thư hơn người bình thường, nhất là ung thư phần tâm vị.
  • Di truyền: Người có gia đình có tiền sử bih ung thư dạ dày. Tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con là 48%. Ngoài ra, sự đột biến di truyền của E – cadherin gen (CDH1) hay mắc phải các hội chứng di truyền như đa polyp tuyến, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp cũng liên quan đến ung thư
  • Biến chứng sau phẫu thuật dạ dày: Những người có tiền sử phẫu thuật để sửa chữa lở loét dạ dày, cắt dạ dày hoặc phẫu thuật trên dây thần kinh phế vị đều có nguy cơ mắc ung thư cao, nhất là khoảng 15 – 20 năm sau phẫu thuật.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn mặn, đồ nướng, chiên xào, các thực phẩm chứa chất bảo quản… hay ăn các loại thức ăn có chứa Nitrate như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói… hoặc thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá…đều làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Nhóm máu: Người có nhóm máu A hay bị ung thư hơn so với các nhóm máu O, B, AB.
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao, nhất là sau tuổi 50.
  • Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư cao gấp 2 lần nữ giới.
  • Tâm lý: Thường xuyên lo lắng, trầm cảm, căng thẳng gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng viêm loét dạ dày mãn tính, đây là tác nhân gián tiếp gây tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Người ra, những người mắc bệnh thiếu máu ác tính, thiếu máu do thiếu vitamin B12 cũng có nguy cơ cao
  • https://docs.google.com/spreadsheets/d/1uus7_r5PYZgZ4dn_d-YfpXi1vNPIGViRhknHUMdkd2c/edit#gid=196283469

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc Gardenal 100mg

Thuốc Phenobarbital 100mg Tipharco

Thuốc Cellcept 500mg